Đăng Ký Học
Ngày 08/08/2024 10:27:47, lượt xem: 538
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là gì? Hãy dẫn ra một câu thơ, câu văn hoặc một câu danh ngôn nói về điều này.
Trả lời
- Sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là phát huy được tài năng của mình để truyền tải những thông điệp ý nghĩa của người đọc.
- Nhà văn Nguyễn Thành Long: “Một trong những sứ mệnh của người nghệ sĩ là phát hiện cho được cái âm thanh kì diệu của cuộc sống vốn dĩ rất đỗi bình thường”.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn biết gì về đất nước Tây Ban Nha? Nêu những nét văn hóa đặc trưng của đất nước này.
Trả lời
Tây Ban Nha là một đất nước nằm trong liên minh châu Âu với nhiều nét văn hóa đặc trưng:
- Tiếng Tây Ban Nha là tiếng nói được 21 quốc gia sử dụng như tiếng mẹ đẻ.
- Có nhiều lễ hội
- Khí hậu chia thành 3 vùng riêng biệt
*Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:
1. Lời đề từ gợi điều gì về người nghệ sĩ Lor - ca?
Trả lời:
Thể hiện khao khát, ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật.
2.Chú ý: nhạc tính của dòng thơ miêu tả tiếng đàn.
Trả lời:
Li-la li-la li-la => hiện tượng láy âm, gợi hợp âm của tiếng đàn
3. Hình ảnh áo choàng được nhắc lại ở đoạn thơ thứ hai thể hiện điều gì?
Trả lời
Thể hiện cái chết của Lor-ca, cái chết tàn bạo và kinh hoàng.
3. Những hình ảnh biểu tượng gợi cảm nhận thế nào về tiếng đàn?
Trả lời
“tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy ”
=> Biểu tưởng cho nỗi đau uất nghẹn; hình ảnh vừa biểu tượng nhưng cũng rất thực tế => thành công thể hiện cái chết kinh hoàng của Lor-ca.
5. Hình dung về cái chết và sự bất tử của Lor-ca.
Trả lời
- “Đường chỉ tay đã đứt” => cái chết đã được dự báo từ trước
- “Lor - ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc” => giải thoát và vẫn đam mê với nghệ thuật => tình yêu nghệ thuật là bất tử.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của nghệ sĩ Lorca – một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ, luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật đi tới không ngừng.
Gợi ý trả lời sau đọc bài:
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định mạch cảm xúc trong bài thơ.
Trả lời
Mạch cảm xúc: nỗi niềm xót xa, thương tiếc và còn là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo trước một trái tim sống hết mình với nghệ thuật.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhạc tính của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố nào? Nhận xét về âm hưởng, giọng điểu của thi phẩm này.
Trả lời
- Nhạc tính: “li-la li-la li-la” xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ => tạo vòng lặp => bài thơ như một bản nhạc nhẹ nhàng, cảm xúc.
- Giọng điệu: tha thiết, xót thương
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hình tượng Lor-ca được thể hiện như thế nào trong hai đoạn thơ đầu? Những chi tiết nào trong hai đoạn thơ cho thấy mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với đất nước Tây Ban Nha.
Trả lời
- Ở hai khổ thơ đầu, hình tượng Lor-ca hiện lên là một người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật.
- Những chi tiết liên hệ giữa người nghệ sĩ và Tây Ban Nha: “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” => hình ảnh người anh hùng với sứ mệnh lớn lao bảo vệ quê hương.
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đọc hai đoạn thơ 3,4 và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng khi miêu tả tiếng đàn.
b. Nêu ý nghĩa của những hình ảnh mang tính biểu tưởng trong hai đoạn thơ.
Trả lời
a.Miêu tả tiếng đàn “li-la li-la li-la…” => tác giả sử dụng biện pháp tu từ láy âm => gợi hợp âm, giai điệu của tiếng đàn.
b.Hình ảnh mang tính biểu tượng:
- “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” => cái chết đầy đau thương của người nghệ sĩ.
- “không ai chôn cất tiếng đàn” => sức sống mãnh liệt của tình yêu nghệ thuật
Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích những hình ảnh đan xen giữa thực và ảo thể hiện cái chết và sự bất tử của Lorca trong hai đoạn thơ cuối. Câu thơ kết có thể đem lại ấn tượng và cảm xúc gì cho người đọc?
Trả lời
- “Tiếng đàn” của Lor-ca chính là biểu tượng nghệ thuật, là lý tưởng tranh đấu của người nghệ sĩ là bọn phát xít phản động không bao giờ có thể chôn vùi, người dân Tây Ban Nha thì không nỡ chôn vùi. “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” bộc lộ sức sống mãnh liệt tiềm tàng, thể hiện sự bất tử vĩnh hằng của người nghệ sĩ - chiến sĩ Lor-ca.
- Câu hát thánh thót vang lên lần cuối “li-la li-la li-la…” đầy tiếc nuối, đầy khắc khoải như kết thúc một câu chuyện buồn về số phận của người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh.
Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định yếu tố tượng trưng, yếu tố siêu thực trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng.
Trả lời
- Yếu tố tượng trưng xuất hiện qua nhan đề: “Đàn ghi ta của Lor - ca” => Đàn ghi ta của Lor-ca trở thành biểu tượng cho cuộc đời phẩm cách và số phận bi tráng của Lor-ca - người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do của dân tộc Tây Ban Nha.
- Cái chết của Lor-ca là một hình ảnh siêu thực: Lor-ca được diễn tả cái sự bất diệt vĩnh hằng cái chết của Lor-ca là một sự mất mát lớn trong hội thuật đương đại Tây Ban Nha.
Câu 7 (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về sức mạnh của nghệ thuật trong đời sống.
Trả lời
Nghệ thuật có sức mạnh lớn trong đời sống của chúng ta. Một tác phẩm nghệ thuật không chỉ là nguồn cảm hứng và niềm vui, mà còn kích thích cảm xúc sâu sắc và tương tác giữa con người. Nó thúc đẩy sự sáng tạo và suy ngẫm, đồng thời tạo ra nền văn hóa và danh tính cho một cộng đồng. Với khả năng gợi lên những trải nghiệm đặc biệt và ý nghĩa, nghệ thuật là một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Kết nối đọc - viết
Đề bài (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ.
Trả lời
Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng lòng đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Bên cạnh việc tái hiện thành công hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo còn thể hiện xuất sắc hình tượng tiếng đàn. Sử dụng thể thơ tự do cùng lối viết phá cách là không viết hoa đầu dòng tạo nên nhịp điệu phóng khoáng, tự do. Bài thơ thể hiện khả năng nhập cảm của nhà thơ Thanh Thảo vào thế giới nghệ thuật thơ Lorca để lựa chọn những thi liệu đầy sức ám ảnh và xử lý những thi liệu ấy một cách sáng tạo. Không những thế, đó còn là niềm suy tư và đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo với Lorca. Đó là sự ngưỡng mộ, niềm xót thương, niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của Lorca, của nghệ thuật, của cái đẹp. Tất cả những điều đó là sự cộng hưởng diệu kì để tạo nên một thi phẩm có sức lay động lòng người xứng đáng là “một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Tin liên quan